0903 811 447

Ông chủ Thép Việt: “Không nên hời hợt khi gia nhập sâu vào thế giới”

26-11-2015
Nhiều năm rồi vẫn ngại ngần với vốn tư nhân. Vốn FDI thì năm sau cao hơn năm trước, cố gắng phấn đấu cho vốn FDI. Tại sao chúng ta không đặt vấn đề là cố gắng phấn đấu cho đầu tư tư nhân năm sau cao hơn năm trước?
Nhiều năm rồi vẫn ngại ngần với vốn tư nhân. Vốn FDI thì năm sau cao hơn năm trước, cố gắng phấn đấu cho vốn FDI. Tại sao chúng ta không đặt vấn đề là cố gắng phấn đấu cho đầu tư tư nhân năm sau cao hơn năm trước? 
 
Chia sẻ của ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM – SX Thép Việt trong buổi trò chuyện với BizLIVE trước thềm diễn ra hội thảo Cơ hội 2015-2016: Kinh doanh trong thế cờ thay đổi, được tổ chức vào ngày 31/10 tới đây tại TP.HCM.
 

Ông chủ Thép Việt: “Không nên hời hợt khi gia nhập sâu vào thế giới”

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM – SX Thép Việt.
Chào ôngi nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới, theo ông những thách thức về mặt đ! Sắp tới, khi Việt Nam hộiều hành chính sách vĩ mô là gì?
 
Tôi nghĩ quan trọng nhất là những người lãnh đạo, những người có trách nhiệm đối với đất nước nên thay đổi tư duy của chính mình. Tư suy sẽ gặt định mệnh, định mệnh tốt hay xấu là do tư duy.
 
Đến giờ này còn nhiều tiến sĩ nói rằng đầu tư nước ngoài hay trong nước thì giống nhau. Tôi nghĩ câu nói đó là câu nói vô trách nhiệm. Chẳng hạn, Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia đi lên bằng chính nội lực của các công ty trong nước, họ không xem phát triển vốn FDI hay nội địa là giống nhau.
 
Thực tế trên thế giới cho thấy, nếu không có các doanh nghiệp có thương hiệu mang tầm quốc gia đó thì nước đó mãi mãi nghèo. Vốn FDI có thể giải quyết những vấn đề ngắn hạn trong những lúc khó khăn nhưng không phải là con đường dài để chúng ta đi.
 
Các tổ chức thế giới cũng khuyên nên tập trung vào vốn tư nhân để phát triển, đó là con đường duy nhất để có thể phát triển bền vững.
 
Tôi nghĩ lãnh đạo, những nhà trí thức nên cân nhắc khi phát biểu vì tinh thần của doanh nghiệp lúc này xuống rất thấp! Đã có khoảng 200 ngàn doanh nghiệp đóng cửa, trong đó chỉ riêng từ đầu năm đến nay là 70 ngàn.
 
Vậy còn đối với doanh nghiệp, thách thức quản trị điều hành khi hội nhập sẽ ra sao và doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để không bị đóng cửa?
 
Tôi rất thích hình tượng ví von từng doanh nghiệp như những cây cỏ mọc trên sa mạc. Khi bỏ đồng tiền ra người ta rất nỗ lực không cần khuyên người ta làm cái gì mà chính họ sẽ hiểu sẽ làm cái gì, phát triển ra sao để bền vững. Tôi nghĩ quan trọng nhất là thay đổi tư duy của lãnh đạo chứ không phải tư duy của các nhà doanh nghiệp.
 
Thứ nhất mình phải nhìn đúng, đừng ngại ngần nữa. Nhiều năm rồi vẫn ngại ngần với vốn tư nhân. Vốn FDI thì năm sau cao hơn năm trước, cố gắng phấn đấu cho vốn FDI.
 
Tại sao chúng ta không đặt vấn đề là cố gắng phấn đấu cho đầu tư tư nhân năm sau cao hơn năm trước? Tại sao không mạnh dạn đưa ra chương trình hoạch định làm thế nào để phát triển vốn tư nhân? Đây là vấn đề mà những người có trách nhiệm nên suy nghĩ. Và tôi nghĩ đây là con đường, nền tảng để phát triển.
 
Chúng ta hội nhập nhưng không chuẩn bị kỹ, không biết bảo vệ những gì cần bảo vệ, như các nước đã làm. Họ coi chuyện chống phá giá là chuyện rất bình thường khi một ngành sản xuất nội địa nào đó của đất nước họ gặp khó khăn. Nhưng chúng ta chưa ý thức được điều đó.
 
Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu nhưng cũng phải biết bảo vệ thị trường trong nước để các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển được trong cuộc hội nhập đó.
 
Ông nhìn nhận ra sao về vấn đề sân chơi công bằng cho doanh nghiệp khi hội nhập, liệu có thực sự công bằng?
 
Tôi nghĩ là tạo sân chơi công bằng cho những doanh nghiệp trong nước điều đó hết sức đúng.
 
Tuy nhiên cũng phải nhìn thông lệ quốc tế họ bảo vệ thị trường trong nước cho những doanh nghiệp trong nước bằng nhiều biện pháp mà chính chúng ta đang phải đối mặt hàng ngày là chống phá giá. Việt Nam nên nghiên cứu về điều này, không nên hời hợt khi gia nhập sâu vào thế giới.
 
Theo ông, để Việt Nam có những tập đoàn mang thương hiệu quốc gia khi hội nhập thì cần những điều kiện gì?
 
Tôi nghĩ điều kiện đầu tiên là thay đổi tư duy của những người lãnh đạo từ tư tưởng quản lý chuyển sang là phục vụ và đi cùng một mục đích với doanh nghiệp trong nước. Chuyển tư duy này từ lãnh đạo cấp cao xuống cấp thấp đến nhân viên để làm sao họ hiểu được nhiệm vụ của mình. Chứ không phải là làm khó làm dễ, vòi tiền doanh nghiệp như hiện nay...
 
Nếu làm được như vậy sẽ có tinh thần doanh nhân tốt hơn, họ cảm thấy được phục vụ từ đó cũng cố gắng làm nhiệm vụ của mình. Biến suy nghĩ này thành suy nghĩ chung của cả đất nước, như Nhật Bản và Hàn Quốc họ làm và đã thành công.
 
Ngành thép là một trong những những bị tác động mạnh khi hội nhập với nguy cơ phá sản hàng loạt đang hiển hiện. Giải pháp nào cho thực trạng này, thưa ông?
 
Tôi nghĩ các doanh nghiệp đều suy nghĩ đến vấn đề đó và cũng đều chuẩn bị. Như tôi đã đề cập, tự doanh nghiệp hiểu rằng một là phát triển hai là chết, không có điểm đứng nào cho doanh nghiệp. Nhưng phải hiểu doanh nghiệp luôn luôn muốn phát triển nên phần còn lại không phải doanh nghiệp mà vẫn là nhà nước.
 
Nhà nước cần tạo được sân chơi công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và FDI. Doanh nghiệp FDI hiện nay có những hiện tượng không tốt, chẳng hạn một số địa phương quá ưu đãi cho khối doanh nghiệp này dẫn đến doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh.
 
Thứ hai là chuyển giá, việc chống chuyển giá còn quá yếu ớt. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài lúc nào cũng báo lỗ. Một bên đóng thuế, một bên không thì không công bằng. Do đó phải tạo sân chơi bình đẳng cho cả hai để phát triển nhưng theo hướng tư duy doanh nghiệp trong nước với khối tư nhân là vai trò phát triển chính thì đất nước mới đi lên được.
 
Xin cảm ơn ông!

Tạp Chí Thép


thông tin liên hệ


anh Quang
0903 811 447
Email: tangkienquang@gmail.com

Fanpage Facebook

Đang online: 1 | Truy Cập Tuần: 59 | Tổng Truy Cập: 139087
Copyright © 2015 KIEN QUANG. All right reserved. Design by QUEPHUONG.