0903 811 447

Xây khu công nghiệp phụ trợ dành riêng cho ngành sắt thép

18-11-2015
Nếu đi vào hoạt động, lần đầu tiên Việt Nam có khu công nghiệp chuyên dập, đúc để phụ trợ cho ngành sắt, thép.

Nếu đi vào hoạt động, lần đầu tiên Việt Nam có khu công nghiệp chuyên dập, đúc để phụ trợ cho ngành sắt, thép.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mới đây Chủ tịch Công ty TNHH Takako Việt Nam - Ishizaki Yoshitomo đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh về việc xây dựng khu công nghiệp phụ trợ dập, đúc. Takako là một trong những công ty sản xuất thiết bị công nghiệp, điện tử lớn của Nhật.

Ông Yoshitomo cho biết, hiện các công ty ở Việt Nam đã sản xuất ra được sắt, thép, nhưng dùng sắt, thép để sản xuất, đúc, dập ra những linh kiện thì chưa làm được nên vẫn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Do đó, cần những chiến lược cụ thể ưu tiên phát triển lĩnh vực này để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư.

Nếu thành công trong ngành công nghiệp dập, đúc, Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và cả khu vực Đông Nam Á, vị này chia sẻ.

sat-thep-1370400503_500x0.jpg
Việt Nam sắp có khu công nghiệp riêng phụ trợ ngành sắt thép.

Trước đề xuất từ phía nhà đầu tư Nhật Bản, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ủng hộ sáng kiến này vì lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đang được "đặc biệt quan tâm". Việt Nam sẽ tạo điều kiện để Takako xây dựng khu công nghiệp và đề xuất một số vị trí như Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, TP HCM, Bộ trưởng thông tin.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Takako cần phải thu hút đầu tư, duy trì hoạt động tại những khu công nghiệp, bởi đây mới là "bài toán khó".

Năm 2012, các doanh nghiệp Nhật Bản đã rót 4,2 tỷ USD và duy trì vị trí dẫn đầu trong những quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ, tỷ lệ nội địa hóa thấp đang là yếu tố kìm hãm thu hút đầu tư nước ngoài.

Báo cáo của Phòng Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, linh kiện của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam chỉ gần 28%, thấp so với mức bình quân chung 48% của các nước châu Á. Việc này khiến nhà đầu tư phải nhập khẩu nhiều hơn các nguyên vật liệu và linh phụ kiện, gây ra hệ lụy là chi phí sản xuất ở Việt Nam cao hơn.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Motonobu Sato - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBA) tại Việt Nam cảnh báo, việc thiếu ngành phụ trợ đang khiến Việt Nam kém hấp dẫn so với quốc gia khác. Ví dụ, năm 2012, Nhật Bản đã đầu tư 13 tỷ USD vào Thái Lan, gấp 3 lần đầu tư vào Việt Nam, vị này thông tin.

Ông Sato chia sẻ, số doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam mới chiếm khoảng 30%, trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản muốn nhập nhiều hơn nữa linh kiện, nguyên vật liệu từ ngành công nghiệp phụ trợ nội địa. Do vậy, đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đề nghị Việt Nam hỗ trợ nhiều hơn về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất để giúp ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.

Huyền Thư


thông tin liên hệ


anh Quang
0903 811 447
Email: tangkienquang@gmail.com

Fanpage Facebook

Đang online: 3 | Truy Cập Tuần: 55 | Tổng Truy Cập: 139083
Copyright © 2015 KIEN QUANG. All right reserved. Design by QUEPHUONG.